GIỚI THIỆU KHOA CÔNG NGHỆ DỆT – MAY
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1976 sau khi giải phòng Miền Nam, Bộ môn Dệt thuộc Khoa Kỹ thuật chuyên môn của trường Cao Đẳng Công Thương hiện nay được thành lập. Đây là Bộ môn tiền thân của khoa Công nghệ Dệt – May. Năm 1993, Bộ môn được tách ra để thành lập Ngành Dệt – Sợi – May, là một Ngành độc lập của trường Trung Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp II. Năm 2000, sau khi Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng, Ngành được tổ chức lại thành Khoa Dệt – May – Da giày, là một Khoa độc lập của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp II. Năm 2005, sau khi Bộ môn Da giày tách ra để thành lập Khoa riêng Khoa Dệt – May – Da giày được đổi tên thành Khoa Công Nghệ Dệt May thuộc trường Cao Đẳng Công Thương cho đến nay.
2. Sứ mệnh
a. Mục tiêu của khoa
Đào tạo nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý sản xuất ở tầm vi mô; có khả năng thực thi các nhiệm vụ kỹ thuật tại tất cả các bộ phận sản xuất hoặc tham gia vào quá trình tổ chức, điều hành sản xuất ở tầm vi mô tại các doanh nghiệp.
b. Định hướng phát triển
Phát triển Khoa theo định hướng đào tạo chất lượng cao trên cơ sở: Đẩy mạnh hoạt động hoạt động giảng dạy kết hợp với nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác đào tạo kỹ thuật viên, cán bộ quản lý sản xuất ở tầm vi mô cho các tỉnh Nam Trung bộ – Đông Nam bộ – Tây Nam bộ – Tây nguyên. Tăng cường liên kết với các địa phương trong việc liên kết đào tạo. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy theo hướng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới.
3. Cơ cấu tổ chức
Khoa tổ chức thành 2 Bộ môn:
– Bộ môn Công nghệ Sợi Dệt
– Bộ môn Công nghệ May
4. Đào tạo
Khoa tổ chức thành 2 Bộ môn:
Khoa Công nghệ Dệt – May đảm nhiệm đào tạo 2 chuyên ngành cao đẳng gồm: Công nghệ Dệt – Sợi và Công nghệ may.
Trong 44 năm qua Khoa đã đào tạo hàng chục nghìn sinh viên chính quy từ khoá 1 đến khoá 43, từ hệ đào tạo Trung cấp đến hệ đào tạo Cử nhân Cao đẳng; đào tạo Kỹ thuật viên Trung cấp, Cử nhân Cao đẳng hệ tại chức; Cử nhân cao đẳng hệ Liên thông, hệ vừa làm vừa học và liên kết đào tạo hệ Đại học liên thông với các trường đại học.
Các sinh viên của Khoa sau khi ra trường đều có việc làm và thành đạt. Hiện nay nhiều cựu sinh viên của Khoa đang công tác và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp trên cả nước.
5. Cơ sở vật chất
Khoa Công nghệ Dệt – May được giao nhiệm vụ quản lý 10 phòng chuyên môn phục vụ việc giảng dạy của giáo viên và thực tập của học sinh, cụ thể như sau: 1 phòng Thí nghiệm sợi dệt với đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. 2 phòng Sáng tác mẫu với đầy đủ ma-nơ- canh, hệ thống bài tập mẫu, mô hình, máy may. 2 phòng Thực tập thiết kế trang phục, mỗi phòng 30 bàn lớn để vẽ và cắt rập; đủ rộng để tổ chức dạy tích hợp. 5 xưởng thực tập may, mỗi xưởng 26 máy may 1 kim và chuyên dùng; đủ rộng để tổ chức dạy tích hợp. Khoa còn được giao nhiệm vụ quản lý các trang thiết bị hiện đại khác như: Máy in rập, sơ đồ và cắt tự động; máy mổ túi tự động, máy ép keo, hệ thống ủi hơi nước…
6. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay Khoa Công nghệ Dệt – May có 20 giảng viên: 1 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ ( trong đó có 02 giảng viên chính), và 02 giảng viên trình độ Đại học.
Liên hệ
– Điện thoại liên hệ: 028.37312370
– Email: detmay@hitu.edu.vn